Chủ Nhật, 25 tháng 9, 2016

Kính Chào Người Dũng Sĩ Bùi Văn Vòng
 Ôm Bom Lao Vào Xe Tăng Địch Trên Đường Thủ Đô Hà Nội

Kính thưa các cụ, các anh
Chào mừng chiến thắng lừng danh trở về
Người con Văn Hội thôn quê
Dũng cảm chiến đấu có hề chi đâu
quan sao sáng trên đầu
Bùi ngùi thương tiếc, những câu ân tình
Văn Bình quê ấy hiển vinh
Vòng hoa thắm đẹp như tình quê hương
Ôm theo trăm nhớ, ngàn thương
Bom giặc đổ xuống con đường quê ta
Lao như sấm chớp, mưa sa
Vào ngày thu ấy, lòng ta rối bời
Xe bon bon khắp mọi nơi
Tăng thêm sức mạnh con người chiến binh
Địch thủ là của quê mình
Trên giao nhiệm vụ hy sinh không lùi
Đường làng rực sáng quê tui
Thủ chỉ có một, phải nuôi chí bền
Đô thị thắp sáng niềm tin
tất phải thắng !
Nội đêm nay rồi !

                                           Lê Thanh Xuân





Cảm tử quân Hà Nội ôm bom ba càng đón đánh xe tăng của Pháp trong những ngày đầu toàn quốc kháng chiến tại Hà Nội, 12/1946.






Ánh mắt sợ hãi của những em nhỏ Việt Nam khi ngước nhìn một lính dù Mỹ cầm súng phóng lựu M79 tại khu vực Bàu Trai, cách Sài Gòn 32 km






Trong cơn khát, một bé trai uống nước từ chai rượu cũ. Cậu bé cùng gia đình tập trung tại một sân bóng ở Kom Tum để chờ di tản khỏi vùng chiến sự, ngày 7/6/1972.




Lực lượng miền Nam Việt Nam theo sau những đứa trẻ sợ hãi, trong đó có em bé 9 tuổi Kim Phúc, ở giữa,  khi chúng chạy xuống đường quốc lộ 1 gần Trảng Bàng sau một cuộc không kích bằng bom napan vào một vị trí nghi ngờ bộ đội ẩn náu ngày 8/6/1972. Một chiếc máy bay miền Nam Việt Nam ném nhầm bom napan cháy vào binh lính Nam Việt Nam và thường dân. Cô bé đã cởi bỏ hết quần áo bị cháy khi bỏ chạy. Những đứa trẻ từ trái sang phải là :Phan Thanh Tâm, em trai của Phúc, người bị mất một con mắt, Phan Thanh Phước, em út của Phúc, Kim Phúc, Hồ Văn Bốn và Hồ Thị Ting, anh em họ với Phúc. Đằng sau những đứa trẻ là lính của sư đoàn 25 Nam Việt.




Người dân, gồm cả trẻ em, phải chứng kiến hình ảnh đầy bạo lực về thi thể của các chiến sĩ cách mạng bị sát hại dã man bỏ lại trên lề đường.





Cảnh Nguyễn Ngọc Loan, Giám đốc lực lượng Cảnh sát quốc gia của chính quyền Sài Gòn, bắn vào đầu anh Nguyễn Văn Lém (hay còn được gọi là Bảy Lốp) vì tình nghi là quân cách mạng trên đường phố Sài Gòn ngày 1 tháng 2 năm 1968.




Thượng tọa Thích Quảng Đức, tự thiêu trên một đường phố Sài gòn ngày 11 tháng 6 năm 1963, để phản đối việc đàn áp Phật tử bởi chính quyền Nam Việt Nam




Dưới làn mưa bom bão đạn, một bà mẹ Việt Nam đưa con tới nơi an toàn khi lính thủy đánh bộ Mỹ tràn vào làng Mỹ Sơn, Đà Nẵng để truy lùng quân giải phogs ngày 25/4/1965



người mẹ cùng đàn con nhỏ di chuyển qua một con sông ở miền Nam Việt Nam để tránh mưa bom bão đạn của quân đội Mỹ



Lính Mỹ xoa thuốc vào vết thương trên tay một bé trai Việt Nam, năm 1966



Quân giải phóng tiêu diệt các cứ điểm của địch trên chiến trường



Thanh niên xung phong mở đường tại mặt trận Trị Thiên















Thứ Năm, 15 tháng 9, 2016

Về thăm Vĩ Dạ
     Quê hương Hàn Mạc Tử
         Huế

Tôi lại về thăm Vĩ Dạ xưa
Hàng cây in bóng, nắng đung đưa.            
Gặp cô thôn nữ tà áo tím
Môi đỏ má hồng mắt mộng mơ…

Đèn lồng tỏa sáng hồn thiếu nữ
Nhấm nháp cà phê lúc ban trưa
Gió lay mặc gió hồn hiu quạnh
Tìm lại người thương Vĩ Dạ xưa...


                                                      Tháng 7 năm 2016

                                                        Lê Thanh Xuân

Thứ Tư, 14 tháng 9, 2016


Mùa vu lan

 Mùa Vu Lan

Mẹ ơi ! Mùa vu lan về !
Áo cài hoa trắng lòng tê tái lòng
Ngày con trên tỉnh mẹ mong
Hoa phượng đỏ rực trong lòng mẹ vui
Con xa quê đã lâu rồi
Làm nghề dạy học một thời hiển vinh
Nghỉ hưu trở lại quê mình
Căn buồng trống vắng, mẹ về cõi tiên
Con đi tìm mẹ khắp miền
Mà sao chỉ thấy một triền cỏ xanh
Mẹ ơi ! hồn đậu trên cành
Hôn con vài cái cho lành vết thương
Cỏ cây ủ rũ ven đường
Nỗi thương nhớ mẹ, không vương bao giờ
Mẹ là nhạc, mẹ là thơ
Lệ rơi thấm đá, lòng ngơ ngẩn lòng
Trời reo Xuân Hạ Thu Đông
Bốn mùa nhớ mẹ, càng đong càng đầy
Không chỉ mùa vu lan này
Con thương nhớ mẹ, mỗi ngày mẹ ơi !

                                      Tháng 7 âm lịch 2015
                                                    
                                                                Lê Thanh Xuân

* Bài thơ của Mẹ viết cho Bà ngoại tôi