Thứ Năm, 19 tháng 6, 2014

Hà Giang là tỉnh miền núi biên giới cực bắc của Tổ quốc, có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng. Với diện tích 7.884,37 km2. phía bắc và tây bắc giáp nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa, có đường biên giới dài 274 km; phía đông giáp tỉnh Cao Bằng; phía tây giáp tỉnh Lào Cai, Yên Bái; phía nam giáp tỉnh Tuyên Quang.
Tại điểm cực bắc Lũng Cú của lãnh thổ thuộc tỉnh Hà Giang có vĩ độ 23015’00”, điểm cực nam có vĩ độ 2101’0”. Điểm cực tây tại Xín Mần có kinh độ 104024'05” và mỏm cực đông tại Mèo Vạc có kinh độ l05030’04”.

          Bao đời nay, Hà Giang luôn là phên giậu phía bắc của Tổ quốc.
Trong tiến trình của lịch sử, vùng đất Hà Giang đã qua nhiều lần thay đổi về cương vực và tên gọi. Trước Cách mạng Tháng Tám năm 1945, Hà Giang có 4 châu và 1 thị xã (Bắc Quang, Vị Xuyên, Đồng Văn, Hoàng Su Phì, Thị xã Hà Giang). Ngày nay, Hà Giang có 10 huyện thị; với 22 dân tộc anh em cùng sinh sống.
Hà Giang có địa hình phức tạp, nhiều núi cao, vực sâu, độ dốc  lớn và cao dần từ phía Nam lên phía Bắc. Những dải đồi xen kẽ các cánh đồng lúa nước, soi bãi chạy dọc hai bờ sông, suối. Tuy nhiên, địa hình được hình thành hai vùng nhiên, đó là vùng cao và vùng thấp.
Vùng cao: gồm toàn bộ vùng cao núi đá phía bắc, đông bắc, vùng cao núi đất phía tây. Vùng cao này phổ biến là địa hình dạng vòm và nửa vòm, dốc, có nhiều dãy núi nối nhau liên tiếp. Vùng cao núi đá gồm Quản Bạ, Yên Minh, Đồng Văn, Mèo Vạc nằm trên cao nguyên Đồng Văn, đá vôi chiếm 90%, có đỉnh cao Lũng Cú cao 1621m, vùng cao núi đất gồm Hoàng Su Phì, Xín Mần nằm một phần trên cao nguyên Bắc Hà có đỉnh Tây Côn Lĩnh cao 2.43lm. Xen kẽ với những dải núi cao là thung lũng với những dải đất hẹp.

           Vùng thấp: bao gồm toàn bộ phần đất phía đông nam còn lại của tỉnh kéo dài từ huyện Bắc Mê, Thị xã Hà Giang, Vị Xuyên đến Bắc Quang, giáp tỉnh Tuyên Quang. Địa hình vùng này chủ yếu là các dạng đồi thấp, rừng già xen kẽ các cánh đồng lúa nước, soi bãi chạy dọc đôi bờ sông, suối, đây là vùng đất đai phì nhiêu thích ứng với nhiều loại cây trồng cho phát triển kinh tế.

           Do địa hình phức tạp đã tạo cho Hà Giang có nhiều sông, suối, hồ phục vụ đời sống cư dân và thuận tiện cho tưới tiêu đồng ruộng. Ngoài những sông chính chảy qua địa phận tỉnh Hà Giang là sông Lô, bắt nguồn từ Vân Nam (Trung Quốc) chảy qua Thanh Thuỷ, Thị xã Hà Giang và sông Gâm bắt nguồn từ Trung Quốc qua Cao Bằng, Bắc Mê chảy xuống Tuyên Quang, còn có một số sông ngắn và nhỏ chảy trong tỉnh như đoạn nguồn sông Chảy, sông Nho Quế, sông Miện, sông Bạc, sông Chừng cùng với nhiều suối to, nhỏ nằm xen giữa núi rừng. Sông ở Hà Giang có độ nông sâu không đều, độ dốc lớn nhiều thác ghềnh, không thuận lợi cho giao thông đường thuỷ, nhưng đó cũng là nguồn nước chính phục vụ cho sinh hoạt, tưới tiêu đồng ruộng, đảm bảo môi trường sinh thái.
Là tỉnh miền núi cao nên khí hậu mang tính chất nhiệt đới gió mùa, lạnh rõ rệt so với vùng thấp và trung du kế cận. Về nhiệt độ, tháng nóng nhất (tháng 6 và 7), nhiệt độ trung bình năm 1999 là 280C (trạm Hà Giang), 28,30 C (trạm Bắc Quang), 27,350C (trạm Bắc Mê). Nhiệt độ tháng thấp nhất (tháng l): 15,6 0 C (trạm Hoàng Su Phì). Dao động nhiệt ngày và đêm ở các thung lũng diễn ra mạnh mẽ hơn vùng đồng bằng.
            Chế độ mưa ở đây nhìn chung khá phong phú. Lượng mưa hàng năm đạt 2.860 mm. Bắc Quang là nơi có lượng mưa nhiều nhất, có khi vượt quá mức 4000 mm và số ngày mưa cũng đạt tới 180 đến 200 ngày/năm.

             Hà Giang là một trong những vùng có độ ẩm cao và duy trì hầu như các mùa trong năm. Lượng mây trung bình khoảng 7,5/10, tập trung cao nhất là cuối mùa đông lên tới 8 – 9/10 và tương đối ít nắng. Cả năm có l.427 giờ nắng, tháng nhiều nhất chỉ đạt 181 giờ, tháng ít nhất 74 giờ. Nơi đây có hiện tượng mưa phùn, sương mù và sương muối. Nét nổi bật của khí hậu Hà Giang là duy trì độ ấm trong năm cao, mưa nhiều và kéo dài, nhiệt độ mát và lạnh, ấm hơn vùng đông bắc nhưng lạnh hơn miền Tây bắc.
             Do đặc trưng khí hậu đã tạo điều kiện tốt giúp cây trồng phát triển. Bên cạnh những thuận lợi, về mùa đông và mùa xuân vùng cao có nơi có sương muối, băng giá, gió lạnh, không có mưa gây thiếu nước, vào mùa hè lại có những đợt mưa kéo dài gây lũ quét làm ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống. Những thuận lợi và bất lợi về thời tiết, khí hậu trong tỉnh diễn ra có tính quy luật khách quan mà con người chưa đủ khả năng chế ngự để thay đổi các điều kiện tự nhiên, chỉ có lợi dụng tối đa những thuận lợi và hạn chế mức độ thiệt hại do điều kiện bất lợi để bố trí có hiệu quả kế hoạch sản xuất và tổ chức tốt đời sống cho nhân dân trên địa bàn.
             Những đặc điểm về địa hình và khí hậu khiến cho Hà Giang có các loại rừng nhiệt đới. Sử sách ghi chép rằng, cho đến cuối thế kỷ XIX, trên đất Hà Giang rừng rậm phủ kín mọi khu vực từ vùng thấp đến vùng cao. Rừng có nhiều loại cây cho gỗ quý như đinh, lim, sến, táu, ... dược liệu quý như Tam thất, Đỗ trọng, Xuyên khung, .. . nhiều loại cây cho củ, cho quả, có thể nuôi sống con người, có loại cây cho nhựa làm chất gắn, chất thắp sáng, làm chất nhuộm cùng với các loại tre, trúc, mây. Các động vật quý hiếm như hổ, báo, sơn dương cùng nhiều loại chim quý. Như vậy, rừng Hà Giang là cả một quần thể thực vật, động vật phong phú. Song các loại rừng kể trên đến nay chỉ còn lại rất ít, được phân bố không đều ở vùng cao, vùng xa dân cư, ở những nơi núi thấp chỉ còn lại các vạt rừng tre, nứa, hoặc được bao phủ bởi lau,sậy,cỏ,tranh.

           Cho đến nay, nhờ nhiều nỗ lực, diện tích rừng tự nhiên của tỉnh là 262.956,9 ha, rừng trồng 21579,7 ha góp phần đưa diện tích tự nhiên được che phủ lên 36,1%.
           Diện tích đất trống đồi núi trọc có khả năng sản xuất nông lâm nghiệp còn tới 326.887,3 ha. Kế hoạch và khả năng tái sinh rừng đang được thực hiện tích cực, trồng mới 19.157 ha và 18,5 triệu cây phân tán, chú trọng trồng cây công nghiệp, cây ăn quả, đưa độ che phủ lên 50% vào những năm tới là một hiện thực góp phần bảo vệ môi trường sinh thái của địa phương.

            Do cấu tạo địa chất phức tạp, trong quá trình thành tạo lòng đất, Hà Giang đã hình thành nhiều mỏ khoáng. Nguồn khoáng sản trong đất Hà Giang tuy chưa được điều tra có hệ thống toàn diện và chưa có mỏ nào được thăm dò chi tiết. Với tiềm năng cho thấy trữ lượng khoáng sản nhiên liệu, gồm có sắt ở dạng manhetit - hematit - sunfua ở Tùng Bá (Bắc Mê), mănggan ở vùng Đồng Tâm, chì ở Bằng Lang (Bắc Quang), thiếc còn ở dạng sa khoáng, còn mỏ thì tìm thấy ở Việt Lâm và Nà Moi; chì - kẽm ở Tùng Bá (Bắc Mê); mỏ than ở Phố Bảng (Đồng Văn); vàng sa khoáng tập trung ở nhiều nơi, gặp nhiều ở sông Lô và sông Gâm... các tài nguyên này hiện nay chưa có điều kiện khai thác và, chưa xác định được trữ lượng.
            Nói đến Hà Giang là nói đến một vùng đất giàu bản sắc văn hoá tộc người. Sự quần tụ sinh sống của 22 tộc người trên mảnh đất Hà Giang đã tạo nên một trong những bộ phận văn hoá phong phú và độc đáo nhất trong đại gia đình các dân tộc Việt Nam. Nhận diện văn hoá tộc người, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá tộc người không chỉ là một trong những vấn đề cơ bản trong chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước mà còn là vấn đề cấp bách đang đặt ra đối với sự tồn tại và phát triển của từng tộc người trước sự biến đổi nhanh chóng, nhiều mặt của đời sống xã hội.

          Lũng Cú - Mảnh đất địa đầu Tổ quốc

Vời vợi ở độ cao 1.600 mét so với mực nước biển, trên đỉnh núi Rồng, lá cờ đỏ sao vàng phần phật bay trong nắng gió khẳng định chủ quyền lãnh thổ Việt Nam. Đây chính là mảnh đất địa đầu cực Bắc của Tổ quốc thân yêu - xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang.

Chỉ cách thủ đô Hà Nội gần năm trăm cây số nhưng những người lần đầu đến với địa đầu Lũng Cú không thể tránh được cái cảm giác xa vời vợi. Từ thị xã tỉnh lỵ Hà Giang theo quốc lộ 2 tới huyện Đồng Văn phải qua đất huyện Vị Xuyên, vượt Cổng trời Quản Bạ, đến Yên Minh rồi ngược lên phía bắc. Trăm rưỡi cây số lên dốc xuống đèo, một bên núi cao một bên vực thẳm mới tới được thị trấn  Đồng
Văn. Lại thêm hơn hai chục cây số đường đất biên cương mới tới được  trung tâm xã Lũng Cú xa vời vợi.
          
          Người ta biết đến huyện Đồng Văn là 1 trong 7 huyện biên giới của tỉnh Hà Giang, là một huyện nhiều núi đá ít đất trồng, và là huyện nghèo có nhiều dân tộc anh em chung sống… thì Lũng Cú cũng hội đủ các đặc điểm đó. Toàn xã rộng 3.460 ha nhưng chỉ có 483,1 ha đất nông nghiệp và 596 ha đất lâm nghiệp, còn lại gần 69% diện tích là núi đá và đất khác. Xã có 9 xóm thì 7 xóm giáp ranh đất anh em Trung Quốc với trên 16 km đường biên giới. Lũng Cú có 669 hộ, 3.478 khẩu, trong đó có 71 hộ người Lô Lô, còn lại chủ yếu là đồng bào Mông.

           Cùng với sự cố gắng của nhân dân các dân tộc, của xã, của huyện, Đảng và Nhà nước đã dành cho mảnh đất địa đầu Tổ quốc những sự quan tâm thông qua các chương trình, dự án. Con đường đến trung tâm xã Lũng Cú đã được trải nhựa. Trụ sở Uỷ ban Nhân dân xã, nhà văn hoá của xã, rồi trường học, trạm y tế được xây dựng khang trang. Từ mấy năm nay, điện lưới quốc gia đã thắp sáng ở phần lớn hộ dân; thông tin liên lạc qua điện thoại được kết nối với toàn quốc và thế giới. Đời sống văn hoá xã hội của người dân Lũng Cú cũng có nhiều tiến bộ.

          Ở Lũng Cú hôm nay, không chỉ riêng người dân ở các xóm biên giới Cẳng Tằng, Thèn Ván, Xáy Xà Phìn, Xí Mần Kha, Sán Trồ, Tả Giao Khâu, Séo Lủng mà tất cả người dân của xã Lũng Cú đang chung sống đoàn kết, ngày đêm cùng các chiến sỹ biên phòng tuần tra, gác xóm bảo vệ mảnh đất biên cương. Trên núi Rồng, lá cờ Tổ quốc có chiều dài 9 mét, rộng 6 mét, diện tích 54 mét vuông biểu tượng cho 54 dân tộc Việt Nam trở thành niềm tự hào của người dân Lũng Cú. Đây cũng là nơi mà nhân dân trong huyện, trong tỉnh, nhân dân cả nước và cả những khách du lịch nước ngoài hướng tới.
         Ngay dưới chân núi, Làng văn hoá Lô Lô Chải được ra mắt xây dựng, tạo ra một cộng đồng dân cư lành mạnh và là điểm đến tham quan của du khách tới Lũng Cú. Được biết, huyện Đồng Văn đã xây dựng tại đây một nhà nghỉ có 12 phòng đầy đủ các tiện nghi để phục vụ du khách tới thăm Lũng Cú. Rồi đây "tua" du lịch từ thị xã Hà Giang lên huyện Đồng Văn, Mèo Vạc để đến với Chợ tình Khau Vai, hay nhà Vương đến Lũng Cú sẽ hình thành đón mời du khách.

           Lũng Cú đã không còn vời vợi giữa núi rừng biên cương. Hình ảnh lá cờ Tổ quốc phần phật bay trong nắng gió sẽ thôi thúc bạn về Lũng Cú. Mảnh đất địa đầu Tổ quốc đang vững vàng cùng cả nước đi lên
         

Văn hoá chợ vùng cao Hà Giang


Hà Giang cũng như nhiều vùng núi khác thường có các chợ phiên, nơi đây không chỉ là trung tâm thương mại, nơi trao đổi hàng hoá của các dân tộc lân cận mà còn là trung tâm văn hoá, nơi in đậm dấu ấn của cộng đồng các dân  tộc Hà Giang.







Ai đã một lần ghé thăm chợ phiên ở Mèo Vạc, Đồng Văn, Quản Bạ, Hoàng Su Phì, Xín Mần…của Hà Giang hẳn không thể nào quên những đặc sắc của các chợ phiên nơi đây. Được hình thành lâu đời và sầm uất vào bậc nhất, tuy nhiên khác với ở miền xuôi, chợ ở Hà Giang thường họp một tuần một lần vào chủ nhật, có nơi xa xôi còn cả tháng chợ mới họp. Những mặt hàng mà họ mang ra chợ bán cũng khá phong phú nhưng chủ yếu là những sản vật của núi rừng hay là những mặt hàng do chính họ làm ra như: ngô, thóc, đậu tương, các loại rau, mật ong, nấm hương, mộc nhĩ, vải…cũng vì vậy mà những thứ họ mua về chủ yếu là những mặt hàng họ không tự sản xuất được như dầu hoả, muối, kim chỉ, mì chính, đèn, pin…Khi mua những mặt hàng này, họ thường tính theo các đơn vị đo lường đặc trưng của vùng họ như tính quả (trứng), tính con (gà) tính ống (ngô)…ngày nay họ đang dần học theo người Kinh dùng đơn vị do lường là kilôgam. Nhiều chợ ở Hà Giang người dân tộc không dùng tiền để trao đổi mà họ thường trao đổi bằng các hiện vật. Họ thường mang xuống chợ con gà, hay chục trứng để đổi lấy cái cuốc hay đôi thùng gánh nước…Những vật dụng cần thiết trong gia đình. Nhiều vùng, dân tộc xa xôi hẻo lánh chợ thuần nhất chỉ có những người dân tộc họ đến để trao đổi mua bán qua việc thoả thuận đổi hiện vật lấy hiện vật nên không hề có sự gian lận, lừa đảo.
 Chợ vùng cao tuy còn nghèo nàn, đơn giản nhưng nó thực sự thấm đượm tình người, nơi có những người dân tộc thật thà mang đến đây những sản vật do chính bàn tay cần mẫn của họ làm ra, mỗi nơi một sản vật đặc trưng đó cũng là đặc sản của từng vùng.
Đặc biệt hơn, ở các dân tộc họ đi chợ không đơn thuần chỉ để mua bán mà còn là để đi chơi. Có khi chỉ một con gà hay một chục trứng cắp nách mà họ có thể đi nửa ngày đường để xuống chợ. Họ tới đây để giao lưu, trò chuyện để gặp gỡ bạn bè, trao đổi tâm tình. Chợ còn là nơi hò hẹn của nhiều đôi trai gái. Tiêu biểu cho kiểu chợ này là chợ tình Khâu Vai, hay còn gọi là chợ Tình Phong Lưu, một năm chỉ họp một lần vào 27/3 âm lịch. Gọi là chợ nhưng chẳng có người mua, cũng chẳng có kẻ bán, trai gái kéo nhau đến đây mỗi năm một lần chỉ để gặp gỡ và nói lời yêu. Già thì đến gặp bạn tình xưa, trẻ đến tìm người tình mới. Ai cũng háo hức, nghẹn ngào. Đàn ông ngồi thổi đàn môi, khèn bè, kèn lá; phụ nữ bên bếp lửa hát ví hát đối những điệu Sli, lượn... cứ ngân nga thâu đêm. Vì vậy chợ Tình Phong Lưu không còn đơn thuần là nơi trao đổi hàng hoá, phục vụ nhu cầu tiêu dùng mà quan trọng nó là điểm du lịch, là trung tâm văn hoá, nơi biểu hiện đậm nét nhất những bản sắc văn hoá của các dân tộc vùng cao Hà Giang.

Khâu Vai phiên chợ tình yêu

 ...“Anh ở đâu, ở đâu - Sơn Vĩ hay Thượng Phùng - Lũng Pù hay Sủng Trà - Giàng Chu Phìn hay Sủng Máng? Anh ơi! Hãy ngược dốc 33-đi qua cầu Tràng Hương - Vượt qua Mã Pì Lèng- mà đến chợ với em, anh nhé, anh nhé...”.





  Chợ tình khâu vai
 
            Tha thiết quá, sâu lắng quá, và cũng ân tình quá, không thể không đi và không thể nói không với người yêu khi con tim thổn thức mong có ngày gặp mặt. Đó cũng là ngày hẹn 27.3 (âm lịch) để cho những trái tim thổn thức tìm về Khau Vai.

            Cũng theo lời hẹn đó mà gần 1 năm trước tôi cũng đã theo dòng người có con tim “nhảy nhót, tìm đến chợ tình”. Chợ nằm theo dãy núi tựa như con rắn khổng lồ. Đường vào Khau Vai phải đi theo đường ngựa thồ gập gềnh đá, vậy mà dòng người cứ nối nhau chảy dài như mái tóc của “nàng Xuân” còn đọng lại từ sự vụng về của Nàng Bân. Thế rồi ai đó cũng lại thốt lên rằng: Đừng trách móc Nàng Bân mà làm gì, vì nếu nàng “không” vụng về thì dòng người trẩy hội sẽ được nếm đủ cái nắng chói trang của mùa hạ, cộng cái gió giời của Lũng Pù (Lũng Pù vốn ví là rốn gió của Mèo Vạc) dội xuống Khau Vai thì chợ tình sẽ kém vui. Mà đúng như vậy, Chợ tình Khau Vai là một giai thoại dài về tình yêu trong sáng của một đôi nam nữ được truyền lại qua các thế hệ tạo nên những âm điệu làm rung động hàng triệu trái tim yêu, và biết yêu, đang yêu.

           Vào đến chợ tình Khau Vai phải trải qua cả một cái mệt tan biến trong không khí buổi chợ đa màu sắc, đa dân tộc dệt thành nền văn hóa rực rỡ cao nguyên đá. Cái nhìn ước lệ trên đường không còn nữa khi đứng trước những cô gái Mông trong bộ thổ cẩm nổi bật, sản phẩm từ cây lanh mà ta thấy bất cứ chỗ nào trên đường, không còn cái sần sùi, thô giáp của cây rừng nữa. Bây giờ, cây lanh trở nên bóng nhoáng, mượt mà như tuổi dậy thì của nàng thôn nữa vùng sơn địa, làm thổn thức người đến với lòng ham mê khám phá. Bộ quần áo của dân tộc Lô Lô tại lễ hội lại là kỳ tích của các “mảnh ghép” như những mảnh ghép cuộc sống vậy. Làm ra bộ áo váy ấy người con gái Lô Lô phải mất ít nhất là 1 năm trời để “ghép” hàng ngàn mảnh vào nhau tự như những chuỗi pôlipéptít tạo thành cuộc sống liên kết thân thiện... và con người vùng cao thân mật, chia sẻ cho nhau bát rượu nồng bên chảo thắng cố, cùng tiếng khèn môi gọi bạn tình trầm bổng đâu đó cất lên làm âm vang, sâu lắng cả một vùng cao rộng lớn đầy đá, nắng và gió, tình yêu và cuộc sống.

            Năm nay, như một lời hẹn, cứ đến hẹn lại về, ngành văn hóa Mèo Vạc đã xây dựng cả một chương trình khai hội mang đậm chợ tình. Chương trình chợ tình và đến chợ tình được tổ chức từ ngày 11.5 (tức ngày 25.3 âm lịch). Các tiết mục dân gian được tái hiện lại dưới sự hướng dẫn, tham gia của các nghệ nhân địa phương. Đi kèm vui chợ có tổ chức chợ ẩm thực, hát giao duyên, có lễ dâng hương và ôn lại, tìm lại khám phá lại các nét tinh tế của nền văn hóa cao nguyên đá được tôn tạo, gìn giữ ngàn đời nay.

            Lễ hội Khau Vai sẽ là điểm đến cho tất cả du khách ham mê tìm hiểu, nghiên cứu nền văn hóa của vùng cao cực Bắc Tổ quốc. Hãy đến với Khau Vai - chợ tình - giai thoại và truyền thống văn hóa đậm bản sắc Việt Nam.


            Kỳ quan đá Đồng Văn - Mèo Vạc


Núi đôi Quản Bạ

            Cao nguyên đá Đồng Văn - Mèo Vạc, vùng đất cực bắc của tổ quốc, là xứ sở của đá, nơi sinh sống của nhiều dân tộc, phần đông là đồng bào Mông,
           Cuộc sống người dân ở đây gắn liền với đá, từ nền nhà, hàng rào đến bờ ngăn các thửa "đất" cũng đều được xếp bằng đá. Cây ngô mọc trong hốc đá, lớn lên, nuôi những người dân phần đông còn sống trong hoàn cảnh thiếu thốn do điều kiện khắc nghiệt của thiên nhiên.
           Trong những ngày đầu năm mới vừa qua, chúng tôi đã có chuyến tham gia đoàn khảo sát cao nguyên đá Đồng Văn - Mèo Vạc do TS Bùi Thị Hải Yến - Giảng viên khoa du lịch Đại học Khoa học xã hội và nhân văn -  Đại học quc gia hà ni làm trưởng đoàn dẫn đầu. Cuộc thám hiểm nhằm phát hiện, đánh giá và giới thiệu những kỳ quan thiên nhiên của xứ sở đá này.
            Chúng tôi đã đi qua những hoang mạc đá khô cằn của huyện Đồng Văn, những thung lũng và phễu caxtơ tiếp nối, xen giữa trùng trùng những đỉnh núi dạng chóp và dạng tháp.
            Nhiều con sông, khúc suối đột ngột hiện ra từ vách đá, rồi bất ngờ lại mất hút một cách bí ẩn trong hang, trở thành dòng ngầm chảy âm thầm trong lòng đất. Một số nơi hiếm hoi còn giữ được những cánh rừng nguyên sinh trên núi đá, những dáng sa mu thẳng đẹp vươn lên từ nền đất khô cằn.
           Ngoài những giá trị to lớn về địa chất, chúng tôi còn phát hiện nhiều cảnh quan đá kỳ thú, có thể sánh ngang tầm với Thạch Lâm của Vân Nam, Trung Quốc. Nếu được đầu tư, khai thác phục vụ du lịch, hẳn nơi đây sẽ cuốn hút sự chú ý của rất nhiều du khách trong và ngoài nước. Phát triển du lịch có lẽ là cũng giải pháp quan trọng đối với vùng đất hiện  quá nghèo khó này.
          Giữa điệp trùng đá núi, bạn có thể lạc vào những rừng đá với hàng ngàn ngọn mọc lên theo chiều thẳng đứng từ sườn núi hoặc trên một nền tương đối bằng phẳng. Những nơi ấy có dáng vẻ của một vườn địa đàng với bao dáng hình kỳ dị mà đá, trải qua triệu năm bị "nước chảy... mòn" , có thể dâng hiến cho con người.




Một thành phố đá

           Tại huyện Mèo Vạc, TS Phạm Hng Long trong đoàn đã phát hiện được một "thành phố đá" kỳ lạ mọc lên trên cao nguyên. Trong dáng chiều chạng vạng, những lâu đài, tháp canh, dãy nhà, thành quách hiện lên với vẻ u ẩn lạ lùng.
           Len lách giữa các "đường phố" đá chật hẹp, bạn có thể nhìn từ những góc độ khác nhau, thấy mỗi khối đá thay hình đổi dạng như có phép màu. Những du khách yêu hoa và cây cỏ có thể ngắm nhìn những dò phong lan đua nở, những lá dương xỉ cuốn tròn khi chưa kịp mở hết, nhiều loài cây thuốc và những loại cây lạ có thể còn chưa được khoa học biết đến...

            Rời thành phố đá khoảng 2km về phía nam, bạn lại lạc vào một "công viên đá".
            Rời "công viên đá", du khách có thể đến đèo Mã Pì Lèng để mở rộng tầm mắt tới những khoảng không bao la, núi non hùng vĩ... Con đường qua đèo hôm nay là kỳ tích lao động quên mình của bao thanh niên từ nhiều địa phương trong nước. Nhiều người đã hy sinh để có con đường huyết mạch nối liền huyện lỵ Đồng Văn và Mèo Vạc hôm nay.
            Bên đường, nhiều đỉnh núi nhấp nhô trùng điệp, lẩn quất trong sương, trong mây khói ảo mờ. Từ trên cao, bạn có thể ngắm con sông Nho Quế quanh co ẩn hiện dưới lũng sâu, cách mặt đường hàng kilômét, trông như một dài lụa màu lục nhạt






Dòng sông Nho Quế như một dải lụa nhạt


           Độ chênh lệch mức cao địa hình nơi đây lên tới trên 1km, khiến cho cảnh quan thiên nhiên trở nên thật hùng tráng. Đôi chỗ con sông đi qua những hẻm vực, hai bên bờ là vách đá dốc đứng. Hẻm vực Mã Pì Lèng có lẽ là hẻm vực sâu và hoành tráng nhất Đông Dương.
           Những kỳ quan trên cao nguyên đá hiện mới được khám phá sơ bộ, nhưng đã hứa hẹn cho việc xây dựng tại nơi đây một công viên địa cảnh (Geopark) quy mô, xứng tầm với cao nguyên đá duy nhất ở ta.
           Bên cạnh niềm tự hào về vẻ đẹp thiên nhiên trải ra bên mỗi chặng đường, chúng tôi có  nỗi xót xa vì chứng kiến rất nhiều kỳ quan đá bên đường đã và đang bị đập phá không thương tiếc vì mục đích mưu sinh và các hoạt động kinh tế: làm đường, xây nhà, xếp tường ngăn v.v...
          Thiết nghĩ, đã quá muộn khi đến nay chúng ta chưa có luật di sản thiên nhiên để bảo vệ những giá trị mà thiên nhiên ban tặng cho con người. Để có được những di sản quý giá đó, thiên nhiên phải tốn đến nhiều triệu năm, lẽ nào chỉ một sớm một chiều chúng ta đang tâm phá huỷ? Một cánh rừng bị đốt cháy, người ta có thể trồng lại, một cây cầu bị sập đổ, người ta có thể xây mới...; nhưng những di sản đá là tài sản vô giá, một khi đã bị phá huỷ là vĩnh viễn biến mất.

Hà Giang đâu chỉ đẹp vì hoa!
Hơn chục cuộn phim đã được tráng và làm ảnh mẫu cỡ nhỏ. Kết quả của bốn ngày đi dạo xuân ở “xứ hoa đào Hà Giang” như mọi người đã đặt tên cho một vùng đất đẹp vừa có núi non hùng vĩ lại vừa có cảnh sắc thơ mộng. Xem kỹ từng bức ảnh, cũng tự hài lòng vì đã không uổng công, uổng thời gian vốn quý hiếm, dành những ngày đầu năm mới để xa nhà, sáng tạo.





Năm nào, cũng vậy cứ sau Tết âm lịch chừng mươi ngày là đào Hà Giang lại nở rất đẹp. Đó là nguồn để ở bất cứ cuộc thi ảnh nghệ thuật nào trong năm hay gửi đi quốc tế các nhà nhiếp ảnh Việt lại có ảnh đẹp về đào miền núi. Trên ảnh, các cây đào đẹp, cảnh đào đẹp có bối cảnh là núi mờ sương, có hoa mận, hoa cải vàng đi kèm, có núi đá và bà con dân tộc, có khói sương chiều và mái nhà sàn, có bò trâu bên cạnh. Hoa đào, hoa mận trắng rừng đã tạo nên vẻ đẹp không nơi nào sánh được. Vì thế, hàng chục đoàn văn nghệ sĩ, tốp các nhà nhiếp ảnh lên đường lên Hà Giang sau Tết là chuyện dễ hiểu. Họ đã bàn nhau, hẹn hò nhau ngay từ cuối năm trước, rủ nhau đi vừa chơi xuân, vừa sáng tạo…



Hà Giang mùa rét đậm
Đã lên đường, dù cái rét rất dài, dù tối nào cũng ngồi bên máy truyền hình nghe thông tin và chờ, cầu mong nắng đẹp, không thấy nắng nhưng vẫn đi hết các địa điểm vốn có tiếng ở Hà Giang. Từ thị xã đi Quản Bạ đi Yên Minh, đi Đồng Văn, đi Lũng Cú, đi thăm di tích nhà ông Vương. Ở dọc đường dài mỗi chỗ dừng chân là mỗi lần bấm máy. “Nơi này, nơi kia là hoa đào, hoa mận” NSNA Mai Nam, Bùi Hoả Tiễn.v.v… đã chụp được ảnh đẹp năm ngoái nay nhắc lại, dù nói lời tiếc nhưng các anh vẫn chụp liên tục, không có hoa thì chụp sinh hoạt của bà con người Mông, trên đường đi, về chợ, về bản, trên các thửa ruộng, trên lưng ngựa, hoặc niềm vui từ chợ đã sắm được con bê, sắm được chiếc vô tuyến cũ còn sử dụng tốt. Ở Cán Tỷ, năm nay trâu, bò chết rét nhiều, đời sống bà con thêm khó khăn. Niềm vui thường nhật vẫn có trên khuôn mặt các cháu bé mỗi lần gặp các nhà báo, nhà ảnh dưới xuôi lên.



Kiến trúc nhà Ông Vương Chí Sình
Khi thời tiết không thuận cho việc chụp hoa đào, hoa mận thì cảnh sinh hoạt thường nhật là đề tài duy nhất và phong phú nhất cho các nhà nhiếp ảnh. Tại Phố Cáo, mưa phùn bay mù mịt, lúc này, các bức tường đất, cái cổng bằng tre, bằng gỗ lâu năm trở nên hấp dẫn các nhà nhiếp ảnh. Phải sử dụng chân máy, tốc độ chậm, khép nhỏ ống kính lại mới chụp được những cảnh đẹp này. Trong sương mù, hiện lên rõ dần dần cảnh bà con đi chợ về, gùi hàng và rau cỏ trên lưng, tay dắt ngựa hoặc bò… Đến nhà di tích ông Vương Chí Sình cũng vậy, nghe người hướng dẫn kể lại lịch sử một dòng họ Vương nhiều đời, thăm các căn phòng ở.v.v… cứ như đi lại một đoạn đường xưa của một tộc người ít ỏi đã qua bao thăng trầm.



1 góc kiến trúc nhà ông Vương




Một xóm người Mông vắt vẻo trên vách đá, bên bờ sông Nho Quế.

Ruộng bậc thang Hoàng Shu Phì

Đến với các huyện vùng cao của Hà Giang đường núi quanh co, hiểm trở, những thửa ruộng bậc thang vắt từ lưng núi này sang lưng núi nọ, những nếp nhà sàn chênh vênh ngang vách đá, những con người mộc mạc, chân tình – đó là  đặc trưng sự phân bổ về địa lý, là bản sắc văn hóa chỉ có nơi đồng bào các dân tộc vùng cao tỉnh Hà Giang.
          Du Xuân về miền... cổ tích
Tôi phải tụt 289 thang bậc giữa cánh rừng già Đèo Gió (huyện Xín Mần) để đến nhìn ngắm thác Tiên. Nằm trên độ cao vài chục mét, một dòng nước xối xả đổ xuống tung bụi trắng mờ được đan bằng các tia nắng tạo thành một bức tranh thiên nhiên huyền ảo.
          Chẳng biết có phải vì sự hùng vĩ của rừng núi, vì vẻ đẹp mê hoặc của dòng nước được pha trộn bởi cảnh sắc núi non hoang dã đến “độc nhất vô nhị” của Đèo Gió hay không, mà người ta cứ truyền rằng: Dòng thác này ngày xửa, ngày xưa các tiên nữ đã xuống đây tắm. Nhưng cho dù thế nào đi chăng nữa thì xuống thác Tiên qua 289 cung bậc giữa rừng vầu so thành bó đũa, đùa với mây nước thác Tiên cũng đã làm bao nỗi lo âu, mệt nhọc tan biến. Tôi tự hỏi: Thác Tiên, một cảnh quan thiên nhiên kỳ thú, nằm giữa 1.800 ha rừng già nguyên sinh tại sao bây giờ người ta mới biết về nó? Còn Đèo Gió, nơi có những cây Sến đến cả ngàn năm tuổi thì người Pháp xưa kia đã khám phá, dựng bốt trên đỉnh đèo để xác định địa giới hành chính, ghi tên mình. Trong cái bạt ngàn của rừng, lớp lớp của cây, của dây leo tạo thành một tấm lưới khổng lồ hứng gió, giữ lại trên đỉnh đèo gây mưa, mù 4 mùa tạo cảnh sắc huyền hoặc, nên tiên, thêu dệt sự kỳ bí của Đèo Gió cho mãi đến bây giờ. Ngay sau Đèo Gió là xã Nấm Dẩn. Các thôn là Nấm Chanh, Nấm Chiến, hiểu theo nghĩa của địa phương là nước đầu nguồn. Nơi rừng già Đèo Gió gọi là rừng thiêng. Mới đây các nhà khảo cổ học phát hiện ở Nấm Dẩn một bãi đá có ghi tạc dấu ấn của người Việt cổ thời sơ tiền sử, cách đây 2.000 năm tuổi. Bãi đá được phát hiện gồm 7 phiến có chạm khắc cổ, 2 di tích cự thạch với 79 hình vẽ họa tiết khác nhau. Các dấu tích khắc chạm cổ gồm: 40 hình tròn, 2 hình chữ nhật, 1 hình vuông, 6 hình hồi vuông, 2 hình hồi văn tròn, 6 cự thạch khắc song song giống như bậc thang, 5 hình biểu tượng sinh thực khí phụ nữ, 2 hình bàn chân người, 4 hình người trong tư thế giơ 2 tay, dạng 2 chân, còn lại là các hình khắc vẽ nhiều hình thù khác nhau. Các nhà khảo cổ thuộc Viện Khảo cổ Việt Nam chia làm 3 loại. Loại kể trên là loại các hình vẽ cổ trên 2 phiến đá chính, nằm tựa vào gần trung tâm địa hình của thung lũng lớn nhìn xuống dòng suối Nấm Dẩn hướng về phía Đông Bắc. Trong phiến đá thứ 2 thuộc loại hình trên có 10 đường khắc vẽ khác nhau, đến nay các nhà khảo cổ còn đang nghiên cứu, sưu tầm để xác định biểu tượng thực của nó. Tiến sĩ khảo cổ học thuộc Viện Khảo cổ Việt Nam Trình Năng Chung cho biết: Qua gần 3 năm kể từ khi phát hiện (năm 2005) và nghiên cứu đến nay, bãi đá cổ Nấm Dẩn vẫn còn chứa đựng rất nhiều điều “Cổ tích bí ẩn” chưa xác định được. Nhưng xét về giá trị nhân văn, Bộ Văn hóa - Thể thao và du lịch công nhận và cấp Bằng Bãi đá cổ Nấm Dẩn nằm trong quần thể rừng nguyên sơ Đèo Gió là di tích khảo cổ học tầm quốc gia.
Đứng ở tâm tảng đá lớn nhất được xác định là tâm của vũ trụ nơi quần thể bãi đá cổ Nấm Dẩn nhìn ra trước mặt hướng Đông Bắc là con suối đầu nguồn Đèo Gió chảy qua, làm ngưng đọng một dải lắng thành bãi phù sa tạo ruộng vườn tươi tốt. Đằng sau tâm đá là thế núi bao quanh, tạo thành lũy tường vững chắc. ở 2 bên tả, hữu đều là núi. Đứng ở tâm bãi đá cổ nhìn vào khu rừng đèo gió mây phủ 4 mùa mà tưởng tượng về vũ trụ là cả một sự suy tưởng về một thời người sơ tiền sử chọn Nấm Dẩn, Đèo Gió để sinh sống, sinh tồn. Người dân Nấm Dẩn hiện nay có tới 80% dân số là đồng bào Nùng sinh sống. Văn hóa dân tộc Nùng sát với văn hóa của dân tộc Tày, có nghĩa là cả một kho tàng rất dày truyền thống cũng như truyền thuyết. Sau gần 3 năm nghiên cứu, các nhà khảo cổ xác định còn có 5 viên (phiến đá) khắc lỗ vũm có 41 lỗ vũm khác nhau. Trong đó có phiến đá thứ 4 trên khu rừng cấm được khắc trên bề mặt 54 lỗ. Phiến đá thứ 5 phát hiện gần suối lớn chảy về từ phía rừng già có 46 lỗ. Và nét đặc biệt được phát hiện ở phiến đá thứ 3 cũng có 54 lỗ vùm trùng lặp viên đá thứ 4 là 54 lỗ khắc vũm. Sự trùng lặp đến khó giải thích trên được các nhà khoa học khảo cổ cho rằng: Đằng sau và sâu trong đó còn chứa đầy bí mật về đời sống tâm linh người cổ để lại, chưa được biết đến. Loại hình thứ 3 được xác định là di tích cự thạch (có nghĩa là đá lớn). Các nhà khoa học cho ra giả thiết đó là sự xác định địa vị xã hội đặt cho các nhân vật lỗi lạc đã dựng cơ nghiệp ở nơi đây của tộc người cổ, vì cự thạch có liên quan đến việc thờ cúng tổ tiên của người sơ sử. Cự thạch là tảng đá lớn được kê, kích giữ nguyên trạng thái phong hóa tự nhiên. Di tích cự thạch ở Nấm Dẩn được đánh giá xếp loại hình di tích cự thạch ở khu vực Đông Nam á. Theo đánh giá, xếp hạng của Bộ Văn hóa - Thể thao và du lịch, bãi đá cổ Nấm Dẩn là một bức “bích họa” cổ được tạo tác qua nhiều thời kỳ niên đại khởi đầu sau công nguyên bước vào thời kỳ của đồ sắt phát triển. Thạc sĩ Âu Văn Hợp, Giám đốc Bảo tàng Hà Giang, cho rằng: Nghiên cứu khảo cổ của các nhà khoa học xác định: Di tích Bãi đá cổ Nấm Dẩn đi cùng khu rừng thiêng Đèo Gió còn chứa đựng rất lớn giá trị văn hóa thời kỳ mẫu hệ của người sơ tiền sử để lại cần được bảo tồn, khám phá để làm giàu thêm giá trị văn hóa Việt Nam, văn hóa con người, vùng đất Nấm Dẩn - Xín Mần - Hà Giang, địa đầu Tổ quốc.
Ngập tràn không gian Văn hóa Trà
Những con số ấn tượng dành cho những cây chè 500 năm tuổi; 500 bàn trà được 3.000 người thưởng thức, bình chọn chất lượng trà Shan tuyết Hà Giang cùng màn đồng diễn hấp dẫn của 850 diễn viên chuyên, khong chuyên đại diện cho nền văn hóa 22 dân tộc cực Bắc Tổ quốc; những bánh trà to, nặng tới 250 kg, những ấm trà chứa tới 120 lít cho hàng ngàn người uống cùng một lần pha...
Một không gian văn hóa trà đậm đà, sôi động được 4,5 vạn đồng bào thị xã biên giới nhỏ bé bên dòng Lô xanh cùng hàng ngàn quan khách thập phương thưởng ngoạn trong một ngày đẹp: Ngày Văn hóa Trà Hà Giang.
Từ trong sâu thẳm, hương chè Thông Nguyên, Lũng Phìn, Thượng Sơn, Túng Sán, Chế Là, Quảng Nguyên của Hà Giang đã đi vào câu dân ca mượt mà mỗi khi mẹ cất tiếng hát ru con...
Thế giới đánh giá Hà Giang là một “Viện bảo tàng sống” về cây chè Shan tuyết. Tham gia Lễ hội Trà lần này có đông đủ các danh trà của 14 tỉnh, thành trồng chè, làm trà thuộc khu vực miền Bắc, cùng nhiều doanh nghiệp làm trà của các tỉnh, thành miền Nam, TP. HCM, được “cộng hưởng” với những “lão chè” Hà Giang có tuổi thọ vài trăm năm, tạo nên sự tôn vinh những giá trị văn hóa truyền thống làm trà khắp mọi miền Tổ quốc.

        Giữa những ngày Đông chí, thị xã nhỏ bé bên dòng Lô xanh bỗng trở nên sôi động, ấm áp lạ thường, hàng ngàn, hàng ngàn khách thập phương từ các vùng miền trong cả nước, nước bạn về dự Lễ hội Văn hóa Trà và Hội chợ Thương mại -  Khuyến nông Hà Giang 2007. Lễ hội được diễn ra với quy mô hoành tráng, trang trọng, thiêng liêng đúng nơi  Bác Hồ về thăm khi xưa, Người mong mỗi người dân “ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành”. Điều mong muốn ấy của Người giờ đây đã và đang trở thành hiện thực. Trên lễ đài, hình ảnh những cây chè Shan tuyết cổ thụ hàng trăm năm tuổi ẩn hiện trong sương, lớp lớp thành rừng ... bên sắc màu rực rỡ của các thôn nữ -  một bức tranh quê sống động, biểu tượng đặc trưng vùng miền Hà Giang.
Cùng với chương trình biểu diễn nghệ thuật đặc sắc của các đoàn nghệ thuật trong nước và nước bạn, màn đồng diễn của 850 “tiên nữ” như đưa ta về với huyền thoại của vùng chè; 500 bàn trà tượng trưng cho những cây chè 500 tuổi, những bánh trà to nặng tới 250 cân, cùng những ấm trà chứa tới 120 lít, để cùng một lúc hàng ngàn du khách chung cảm nhận cái thi vị đậm đà của hương Trà Shan tuyết, tạo ra một không gian Văn hóa Trà có một không hai nơi địa đầu Cực Bắc Tổ quốc. Một lần nữa, chè Shan tuyết Hà Giang được tôn vinh, được coi là  vùng “bảo tàng” chè thiên nhiên độc nhất vô nhị.

Không chỉ được thưởng ngoạn cảnh kỳ vĩ nên thơ, trà ngon, và các “tiên nữ đẹp”, du khách gần xa về với  Hội chợ cũng không khỏi ngỡ ngàng: Cùng với đủ loại hàng hóa của các doanh nghiệp trong và ngoài nước là những thành quả “hoa, trái ngọt đầu mùa” của nền nông nghiệp Hà Giang  về đây hội tụ. Đồng đất đầy khắc nghiệt, sương giá, đá, sỏi cằn khô ấy, giờ đã cho những đặc sản hàng hóa tràn đầy chất tinh tuý của đất và người Hà Giang. Đó là những chai mật ong sóng sánh màu hổ phách mang thương hiệu “ Mật ong Bạc hà”, là những thỏi “thịt bò sấy khô” màu nâu đỏ, những hạt gạo trắng trong Nếp Nàng Hương, Già Dui, Khẩu Mang thơm ngon nổi tiếng cùng với những loại rượu mới nghe tên, chưa uống đã say: Rượu ngô Thanh Vân, rượu thóc Ngọc Minh, rượu Ha ía, Nàng Đôn; những trái cam vàng chín mọng; những cây rau, hoa trái vụ vùng cao, những quả bí ngô, trái cà chua giống Mỹ... Không chỉ đồ ăn, thức uống, hàng thủ công mỹ nghệ của Hà Giang cũng mang mỗi đặc trưng vùng miền, nó được làm từ cây, từ núi, từ sự khéo léo truyền thống của cha ông. Và trên hết, đến với Hội chợ, nếu quan sát kỹ ta đều thấy toát lên những “đặc sản đầu mùa” kia đều bắt nguồn từ “khuyến nông”: Giống mới, cây, con mới, kỹ thuật canh tác mới, và cả phương thức bảo quản, chế biến nông sản sau thu hoạch, đến đưa hàng về chợ... Điều đó có ý nghĩa vô cùng
         
           Kết thúc Lễ hội đã có 15 Cúp Vàng được trao, trong đó Hà Giang đoạt 9 Cúp cùng nhiều danh hiệu cao quý khác. Rất gần thôi, chè Shan tuyết Hà Giang chất lượng tuyệt hảo sẽ đi vào lòng người sử dụng trà trên toàn hành tinh.


          Hà Giang là mảnh đất hội tụ của đa dạng nền văn hoá. Đó là mảnh đất của 22 tộc người cư trú và mỗi dân tộc mang đến cho Hà Giang một nét văn hoá độc đáo riêng.
         
          Người Mông
Người Mông ở Hà Giang có khoảng 194.483 người với 5 nhóm chính là Mông trắng, mông hoa, m«ng ®á, m«ng xanh vµ m«ng nhän. Người Mông ở đây nổi tiếng với truyền thống canh tác nương đá, trồng lúa, ngô và các loại hoa màu khác. Sản xuất thủ công của đồng bào Mông đạt đến trình độ khá cao như dệt, đan lát, làm đồ gỗ, rèn đúc... Trang phục truyền thống của phụ nữ Mông rất độc đáo. Một bộ nữ phục bao gồm váy, áo cánh, áo xẻ ngực có yếm lửng, thắt lưng, khăn quấn đầu, xà cạp... Váy thường là hình nón cụt, xếp nếp xoè rộng, cũng có khi là váy ống, khi mặc xếp ở hai bên hông. Nhà của người Mông làm bằng đất, có 3 gian, gian giữa đặt bàn thờ tổ tiên. Các cửa chính và cửa phụ đều mở về phía trong. Văn hoá truyền thống người Mông là một kho tàng hết sức phong phú với những phong tục tập quán, lễ nghi, tín ngưỡng. Các dòng họ người Mông có cách thờ cúng tổ tiên không giống nhau. Một số lễ cúng chính như cúng ma cửa (xia mình), ma lớn mụ (đa trung) với số lượng, nội dung các bài cúng, bài trí, sắp xếp nơi cúng, nơi ăn uống đa dạng và phức tạp. Văn học nghệ thuật Mông thể hiện tâm lý, ý thức của cộng đồng, các vấn đề về tự nhiên, xã hội và lịch sử. Nổi bật trong đó là những khúc hát về tình yêu, được thể hiện bằng khèn, sáo, đèn môi, kèn lá. Hoa văn trang trí trên váy là các hình bướm, rắn, hoa, răng bừa, mắt chim, chân lợn... màu sắc hài hoà. Tất cả là những tài sản vô giá của cộng đồng người Mông được lưu giữ từ lâu đời.

Người Dao

          Người Dao ở Hà Giang có khoảng 95.959 người với các ngành Dao đỏ, Dao tiền, Dao quần trắng, Dao áo dài, Dao lô giang. Họ sống bằng nông nghiệp nương rẫy, ruộng bậc thang. Người Dao có một số nghề thủ công mang dấu ấn riêng độc đáo như rèn đúc làm đồ trang sức, thêu in hoa trên vải bằng sáp ong... Người Dao Hà Giang ở nhà sàn, nhà đất hoặc nửa sàn, nửa đất. Họ thường ở gần nguồn nước.Trang phục của họ có nhiều yếu tố truyền thống như hoa văn chỉ màu, các loại khăn, áo, váy quấn của phụ nữ rất đa dạng. Văn hoá tín ngưỡng truyền thống của người Dao rất phức tạp thể hiện quan niệm, ý thức tâm linh cộng đồng. Thờ cúng và ma thuật là một phương diện chứa đựng màu sắc riêng, có chiều sâu văn hoá, đó không đơn giản là những hình thức mê tín dị đoan bình thường. Văn nghệ dân gian Dao rất phong phú bao gồm những thần thoại, truyện cổ, truyện thơ, dân ca, tục ngữ, câu đố phản ánh trong đó là quan niệm của cộng đổng về vũ trụ, nhân sinh quan, thế giới quan.

Người Tày
Với khoảng 157.757 người sinh sống ở Hà Giang. Họ sống chủ yếu bằng nghề trồng lúa nước tại các chân ruộng ở ven núi, sông và trồng trọt trên nương rẫy. Các nghề thủ công gia đình khá phát triển như đan lát, sản xuất nông cụ, đóng đồ gỗ, làm đồ gốm... Nghề dệt vải của người Tày khá phát triển, đặc biệt là các loại chăn, khăn thổ cẩm với hoa văn phong phú được nhiều người yêu thích. Làng người Tày thường ở chân núi và có từ 20 đến 30 nóc nhà. Họ ở nhà sàn, lợp gianh hoặc cọ. Trang phục của họ chủ đạo là màu chàm, nữ chít khăn mỏ quạ, mặc áo năm thân có thắt lưng, đeo vòng cổ, tay, chân bằng bạc. Văn hoá tín ngưỡng người Tày rất phong phú với các loại lễ nghi và các bài cúng tế lễ liên quan đến sản xuất, vòng đời con người, cưới hỏi, tang ma, lễ mừng nhà mới... Văn học dân gian Tày là một kho tàng về các loại thần thoại, truyện cổ, truyện thơ, dân ca... Dân ca Tày nói tiếng với các làn điệu "lượn"- đây là một hình thức văn hoá như hát ví, hát đối đáp ở người Việt.

Người Nùng
Họ sinh sống ở Hà Giang với khoảng 61.312 người. Họ sống chủ yếu bằng nghề làm ruộng nước với kỹ thuật canh tác, tưới tiêu khá cao. Chăn nuôi gia súc khá phát triển. Đa dạng về nghề thủ công như rèn, đúc, đan lát, nghề mộc, làm giấy bản đặc biệt là nghề dệt vải. Người Nùng thường sinh sống ở các thung lũng bên sườn đồi hoặc ven sông, suối. Trang phục của họ được nhuộm chàm, phụ nữ mặc áo năm thân, cúc cài nách phải. Nam giới mặc áo cổ đứng xẻ ngực với hàng cúc vải và 4 túi không nắp. Họ ở nhà sàn khá to, rộng. Nhà ngoài dành cho nam giới và là nơi thờ cúng tổ tiên, nữ giới ở nhà trong. Người Nùng không làm giỗ sau khi chết mà làm sinh nhật (lễ mừng thọ) cho người sống từ 50 tuổi trở lên và cúng chay cho người chết vào rằm tháng 7 âm lịch. Lễ cưới của người Nùng còn bảo lưu nhiều tập quán cổ và người cậu bên mẹ có một vai trò rất quan trọng thay mặt nhà trai đi dạm hỏi và tổ chức các công việc có liên quan đến tục lệ cưới xin. Văn nghệ dân gian người Nùng nổi tiếng nhất là điệu Sli, là cách hát giao duyên của thanh niên nam nữ.

Người Giáy

Người Giáy ở Hà Giang có khoảng 61.312 người. Họ sống bằng nguồn chính là nghề trồng lúa nước, ngoài ra còn làm nương. Hàng năm người Giáy có lễ Roóng poọc để mở đầu việc làm ruộng. Chuồng trại của họ xa nhà mà lại gần nương rẫy. Nghề thủ công của người Giáy đáng chú ý là nghề dệt và đồ đan lát từ tre lạt. Trang phục của họ đơn giản, hầu như không có hoa văn thêu thùa. Nam phục gồm có quần dài chấm gối, xẻ nách phải, ống tay rộng và chiếc quần ống rộng. Nữ phục gồm áo dài che kín mông, xẻ nách phải, ống tay rộng, trên cổ tay đắp miếng vải khác màu. Kiến trúc của họ là nhà sàn, gian thờ ở chính giữa. Bàn thờ có 3 bát hương thờ thần đất, thần bếp và tổ tiên. Khi trong nhà có người chết phải làm ma, con cháu trong nhà kiêng ăn thịt, không vui đùa, không ngồi ghế cao, ngủ giường cao. Khi đưa đám phải đi nhanh như chạy vì "sợ bị cướp xác". Trai gái đến tuổi dựng vợ gả chồng thường phải làm thủ tục xem lá số, xem mệnh nếu hợp mới được lấy. Văn nghệ dân gian Giáy rất phong phú , thơ ca, tục ngữ, thành ngữ, câu đối của họ nhiều về số lượng và phong phú về nội dung. Dân ca Giáy có 3 hình thức rất phổ biến là Vươn há lản (hát bên mâm rượu), Vươn chăng hằm (hát tỏ tình) và Vươn sroỏng răn (hát tiễn đưa).

Người La Chí

Người La Chí duy nhất chỉ có ở Hà Giang còn có tên gọi khác là Cù Tê, Thổ Đen, Mán Xá. Cộng đồng người La Chí chỉ có khoảng 10.361 người. Họ rất giỏi canh tác ruộng bậc thang và làm nương với các loại cây trồng chủ yếu như lúa, ngô, khoai, sắn...nhưng có một điều đặc biệt là những nương rẫy màu mỡ nhất bao giờ cũng được dùng để trồng bông và cây chàm. Làng bản La Chí thường nằm ở trên các sườn núi cao. Nhà ở loại nửa sàn, nửa đất, phần đất dùng làm bếp và phần sàn dùng làm nhà ở. Trang phục của họ không cầu kỳ. Đàn ông mặc áo dài nhuộm chàm, cài khuy cách trái. Phụ nữ chủ yếu mặc quần, bộ nữ phục đáng chú ý có chếc váy thêu, bên ngoài là chiếc áo dài xẻ ngực không cài cúc, dùng thắt lưng vải để giữ vạt áo. Người La Chí coi mọi vật đều “có hồn”, trong đó đáng chú ý là “hồn lúa”. Trong nhà có nhiều bàn thờ của nam giới xếp theo thứ tự từ bố đến con trai út, con thứ và con cuối cùng là con trai cả. Khi có người chết, quan tài được rửa bằng xương gà để chọn đất chôn. Trong hôn nhân họ có tục lệ “trói” chú rể cùng với bạn bè, bà mối dẫn cô dâu ra khỏi buồng về nhà chú rể. Văn học nghệ thuật La Chí là những câu chuyện kể, giải thích nguồn gốc con người, nguồn gốc dân tộc và nguồn gốc mặt trời, cây lúa. Trong các dịp lễ hội, có nhiều trò chơi vui nhộn như thú ném còn, đánh đu và đặc biệt là bài hát “Ní ca”, đánh đàn tích, chiêng, trống.

Dân tộc Lô Lô có khoảng 3.300 người, cư trú chủ yếu ở tỉnh ta và một số ít ở huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng. Đây cũng là một trong những dân tộc ít người nhất của nước ta. Mặc dù vậy, người Lô Lô vẫn đang chứng tỏ mình là một dân tộc bản lĩnh.

Người Bố Y
Bố Y là một trong những dân tộc có dân số ít nhất của Hà Giang. Mặc dù dân số ít, chưa đến 1000 người nhưng cho đến nay, dân tộc này vẫn giữ được những nét văn hóa truyền thống tốt đẹp của mình, tạo nên bản sắc riêng, độc đáo.
Trên đây chỉ là một phần nhỏ văn hoá của 8 dân tộc đông dân ở Hà Giang. Họ còn nhiều nét văn hoá rất độc đáo khác cần tìm hiểu, nghiên cứu và khám phá. Các dân tộc khác chưa kịp nhắc đến như người Cờ lao, Pu Péo, Phù Lá, Người Hoa, Pà Thẻn…cũng có đời sống văn hoá, sinh hoạt riêng khá độc đáo góp phần cùng các dân tộc trên tạo ra một Hà Giang đa dạng bản sắc văn hoá dân tộc.

Thắng cố: Là một món ăn truyền thống của người dân tộc Mông ở các huyện vùng cao Hà Giang. Thắng cố được chế biến từ nguyên liệu tổng hợp của con bò, dê vùng cao gồm: toàn bộ đầu, chân, các loại thịt bạc nhạc và nội tạng cùng các gia vị đặc sắc (thảo dược) ăn cùng với mèn mén, bánh ngô nướng, là đồ nhậu khẩu vị của nhiều người.

Mèn mén: Được chế biến từ nguyên liệu bột ngô xay vùng cao, sau nhiều công đoạn chế biến trở thành món ăn độc đáo và hấp dẫn. Hương thơm, vị đượm, rất bùi và ngậy
Thịt bò khô Đồng Văn: Nguyên liệu chính là thịt bò sạch có hàm lượng chất dinh dưỡng cao của cao nguyên đá Đồng Văn. Thịt bò tươi sau khi được ướp ủ các gia vị, treo hong khói để khô trên sàn bếp củi. Thịt bò khô thường thái lát mỏng xào với củ và lá tỏi non, hoặc su su, súp nơ, su hào. Ngoài ra còn nướng vùi trong than củi.

Thịt hun khói: Được chế biến từ thịt lợn ba chỉ. Sau khi tẩm, ướp các gia vị thịt được treo trên khu đốt lửa cho đến khi khô. Khi thưởng thức có vị ngọt rất thơm ngon và không "ngấy".

Cháo hầm ấu tầu, chân giò lợn: Quán ăn đêm ấu tầu là loại biệt dược quý hiếm hầm với chân giò lợn, là món ăn nhẹ, hấp dẫn, có tác dụng chữa đau cơ bắp, xương cốt, các khớp gối chân tay khi đi tàu xe đường xa, khi mệt mỏi, khi cảm cúm.

Rượu ngô Thanh Vân: Được chế biến từ ngô vùng cao, sản xuất bằng phương pháp thủ công địa phương. Hương vị thơm đặc trưng, ngon, mát dịu, không độc so với các loại rượu bình thường.

Hồng không hạt: Được trồng chủ yếu ở huyện Quản Bạ. Quả không có hạt, rất thơm ngon, bổ, mát.

Mật o­ng hoa bạc hà: Đó là loại mật o­ng tự nhiên được o­ng lấy từ nhụy hoa của cây bạc hà có công dụng chữa nhiều bệnh.

Cơm lam Bắc Mê: Nguyên liệu là gạo nếp thơm ngon cùng cao được cho vào ống che nứa và nướng lên.

Cá dầm xanh, anh vũ: Đây được coi là cá tiến vua, cá chỉ sống ở nơi nước chảy, khe đá của sông Gâm huyện Bắc Mê.

Cam sành: là loại cam tiến vua ngày xưa, hương thơm, vị mát, rất nhiều loại vitamin cần thiết bổ sung cho cơ thể.

Thảo quả muối: Là loại quả rất thơm, gia vị của nhiều món ăn hấp dẫn.





Thứ Hai, 16 tháng 6, 2014

Mùa lá rụng

Em tắm                                                 




Sao anh lại rình
Trộm xem em tắm
Da của em ngần trắng
Da cha mẹ cho em
Tay của em lấm lem
Tay của than của bụi
Tay của rừng, của núi
Tay của đất, của nương
Em tắm xong lại sạch
Vẫn ngát thơm hoa rừng
Da của em trắng ngần
Là của anh tất cả
Không phải người xa lạ
Việc gì mà trộm xem
Em tắm suối giữa mường
Tắm trong mối yêu thương
Có anh đang đứng giữ
Chớ để Tây nó mường.


Thơ Bạc Văn Ùi